Thời đại kỹ thuật số, các doanh nghiệp đều đang đối mặt với áp lực phải nâng cao hiệu suất và tối ưu hóa quy trình làm việc. Hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) là một mô hình đột phá trong việc quản lý, sản xuất và vận hành doanh nghiệp. Hệ thống ERP nâng cao hiệu suất doanh nghiệp giúp phát hiện kẽ hở trong quản lý và sản xuất, cung cấp cái nhìn tổng quan về mọi hoạt động, tạo ra các hệ thống cảnh báo thông báo về sự cố hoặc sai sót giảm thiểu tối đa rủi ro. Cùng VNB Việt Nam tìm hiểu chi tiết về hệ thống ERP với tính năng, ưu điểm, module hoạt động và tại sao doanh nghiệp nên sử dụng hệ thống ERP thay thế phần mềm quản lý rời rạc?
Hệ thống ERP là gì?
Hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) là một tập hợp các ứng dụng và công cụ thông minh giúp doanh nghiệp làm việc cùng nhau trên cùng một nền tảng thông tin thống nhất. Thay vì việc phải sử dụng các ứng dụng riêng lẻ và tách biệt với nhau ở các bộ phận khác nhau thì đối với hệ thống ERP, các thông tin dữ liệu và ứng dụng cần thiết sẽ được tích hợp từ tất cả các bộ phận của một doanh nghiệp vào một hệ thống toàn diện.
Ví dụ: Bộ phận dự án và bộ phận kỹ thuật có thể truy cập cùng một nguồn dữ liệu để theo dõi tiến độ công việc.
Tương tự, nhân viên từ phòng marketing và lập kế hoạch có thể truy cập cùng một nguồn dữ liệu với những người đang làm việc trong bộ phận phát triển kinh doanh, đáp ứng nhu cầu theo dõi và cập nhật thông tin của họ. Và các bộ phận kế toán, nhân sự, sản xuất cũng có thể theo dõi và truy vấn dữ liệu trên cùng một hệ thống dữ liệu đồng bộ.
Chính vì vậy hệ thống ERP có khả năng giúp doanh nghiệp tổng hợp và quản lý dữ liệu từ các lĩnh vực từ tài chính và kế toán, quản lý nhân sự, quản lý quan hệ khách hàng, quản lý sản xuất hay đến cả thương mại điện tử và quản lý chuỗi cung ứng bằng cách đặt chúng vào cùng một hệ thống đồng nhất để kết nối thuận tiện và hiệu quả hơn.
Hệ thống ERP hoạt động với các module nào?
- Tài chính / Kế toán
- Nguồn nhân sự
- Sản xuất, chế tạo
- Quản trị quan hệ khách hàng
- Theo dõi tồn kho
Tính năng của hệ thống ERP đối với doanh nghiệp
Quản lý mua hàng
Hệ thống ERP có chức năng riêng biệt cho phép lập và quản lý kế hoạch mua hàng, yêu cầu mua hàng, theo dõi tình trạng đơn hàng và hợp đồng mua.
Quản lý bán hàng
Hỗ trợ hoạt động trong các giao đoạn bao gồm lập và quản lý báo giá, đơn hàng, hợp đồng bán hàng và theo dõi tiến trình đơn hàng. Ngoài ra có thể sử dụng hệ thống ERP theo dõi công nợ đối với nhà cung cấp hoặc tạo các báo cáo liên quan đến hoạt động mua hàng của doanh nghiệp.
Quản lý hàng tồn kho
Hệ thống ERP cho phép các nhà máy quản lý việc nhập, xuất, tồn kho dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Chức năng này cũng hỗ trợ quản lý kho theo nhiều tiêu chí khác nhau như kiểm tra theo dõi theo lô hàng, hạn sử dụng, vị trí,.. và tạo báo cáo liên quan đến tồn kho.
Quản lý kế toán – tài chính – kinh tế
Hệ thống ERP tích hợp những tính năng phù hợp liên quan đến kế toán mua hàng, kế toán vốn bằng tiền (quản lý các dòng tiền mặt, tiền ngân hàng, tiền vay), kế toán bán hàng, quản lý kho hàng, kế toán tài sản và những thông tin liên quan đến giá thành, thuế hay tiền lương nội bộ trong doanh nghiệp.
Lập kế hoạch sản xuất
Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì việc lập kế hoạch sản xuất là yếu tố quan trọng tiên quyết. Với hệ thống ERP, chức năng hỗ trợ việc lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch nguyên vật liệu, quản lý quá trình sản xuất giúp doanh nghiệp dễ dàng giải quyết quy trình vào theo dõi quá trình vận hành hiệu quả.
Báo cáo quản trị
Hệ thống ERP hỗ trợ các doanh nghiệp tạo các báo cáo phân tích lợi nhuận theo kỳ, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh theo quý và năm, báo cáo hiệu quả bán hàng theo từng khách hàng, và nhiều báo cáo quản trị khác theo dữ liệu đồng bộ chính xác.
Các tính năng này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình, cải thiện hiệu suất và quản lý toàn bộ tài chính cũng như hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đồng bộ và hiệu quả.
Ưu điểm hệ thống ERP đem lại cho doanh nghiệp
- Quản lý thông tin tài chính và kế toán
- Tăng tốc độ làm việc và năng suất
- Hỗ trợ quản lý và giám sát nhân viên dễ dàng
- Xây dựng mạng lưới nội bộ trong doanh nghiệp
- Hạn chế sai dữ liệu khi nhiều người nhập cùng lúc
- Quản lý hàng tồn kho tối ưu
- Quản lý thông tin khách hàng
Ưu điểm hệ thống ERP đối với doanh nghiệp
Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng hệ thống ERP thay thế phần mềm quản lý rời rạc?
Mở rộng quy mô hoạt động
Công ty đang trong giai đoạn phát triển có kế hoạch mở rộng quy mô với những khó khăn trong việc nâng cao quản lý, định hình cũng như giám sát sản xuất thì việc sử dụng hệ thống ERP là điều vô cùng cần thiết. Hệ thống sẽ giúp tối ưu hóa quản lý quy trình kinh doanh hiệu quả hơn.
Nhu cầu sử dụng một hệ thống đồng nhất
Khi doanh nghiệp đang phụ thuộc vào nhiều phần mềm rời rạc khác nhau, không có tính tương thích kết nối khiến quy trình xảy ra nhiều vấn đề sai xót. Hệ thống ERP tạo ra một nền tảng tích hợp công cụ và dữ liệu giúp tối ưu hóa quy trình làm việc và đặc biệt chỉ gói gọn trong 1 hệ thống duy nhất, thuận tiện và đồng nhất.
Giải quyết vấn đề trong quản lý
Nếu doanh nghiệp cần một phần mềm quản lý để giám sát và cải thiện các quy trình quản trị vận hành. Hệ thống ERP cung cấp những công cụ và truy xuất báo cáo cần thiết. Việc quản lý, giám sát hiệu quả giúp nâng cao chất lượng của sản phẩm đầu ra, nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp.
Kế thừa và nâng cấp hệ thống
Khi hệ thống hiện tại không còn phù hợp hoặc không cung cấp đầy đủ các tính năng theo nhu cầu của doanh nghiệp, việc chuyển đổi sang hệ thống ERP mới sẽ là một sự lựa chọn hợp lý. Đối với các hệ thống ERP hiện đại, với các chức năng linh hoạt thuận tiện để sử dụng, các doanh nghiệp có thể dễ dàng thích nghi và đồng bộ.
Cập nhật xu hướng quản lý mới
Để doanh nghiệp theo kịp xu hướng quản lý kinh doanh mới nhằm tối ưu hóa hiệu suất và tăng tính cạnh tranh trên thị trường đối với những hệ thống mới và hiện đại, việc đi đầu trong lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hướng tới thuận lợi hơn đáng kể.
Nâng cao năng suất làm việc
Khi việc xử lý số liệu thủ công đã tiêu tốn quá nhiều thời gian và công sức của nhân viên nhưng vẫn gây ra nhiều sai sót không đáng có, hệ thống ERP sẽ giúp tự động hóa quy trình này và đảm bảo cải thiện được lượng sai sót không đáng có từ đó tăng năng suất – chất lượng làm việc của doanh nghiệp.
Hệ thống ERP nâng cao hiệu suất toàn diện cho doanh nghiệp
- Tiết kiệm thời gian, nắm bắt các kẽ hở trong quản lý, sản xuất để kịp thời điều chỉnh tối ưu hóa
- Thay đổi tư duy nhân viên từ làm việc bằng thói quen sang làm việc theo quy trình: không chỉ là một hệ thống quản lý thông tin mà còn là một cách để doanh nghiệp thay đổi văn hóa bên trong áp dụng quy trình mới và tạo sự thống nhất kết nối giữa các bộ phận của doanh nghiệp.
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong doanh nghiệp: quy trình chuẩn yêu cầu sự tuân thủ cao từ nhiều người tại nhiều vị trí khác nhau trong doanh nghiệp điều này đồng nghĩa với sự chuyên nghiệp của mỗi nhân viên cũng đồng thời được nâng cao và chuẩn hóa.
VNB Việt Nam tiếp tục phát triển những giải pháp giúp các nhà sản xuất tối ưu hóa hoạt động, giảm lãng phí và tăng sản lượng. Cập nhật khả năng biến lượng dữ liệu khổng lồ thành thông tin chi tiết để có thể hành động, cải thiện đáng kể quy trình sản xuất tổng thể; cài đặt, nâng cao và kiểm soát hệ thống EMS cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Theo dõi Fanpage của chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất: Công Ty TNHH Tự Động Hóa VNB Việt Nam