Hiện nay, hầu hết doanh nghiệp đều đã nhận thức được tầm quan trọng của MES tuy nhiên vẫn chưa thể nắm bắt được đầy đủ thông tin về hệ thống MES. MES là gì và tại sao nó quan trọng đối với doanh nghiệp? VNB Việt Nam chia sẻ cho bạn MES không chỉ đơn giản là một hệ thống quản lý sản xuất mà hệ thống này sẽ đại diện cho sự đổi mới hiện đại hóa và tối ưu hóa quy trình sản xuất. Vậy MES đóng vai trò gì và MES giúp doanh nghiệp chuyển mình như thế nào trong kỷ nguyên 4.0? VNB Việt Nam sẽ giúp bạn khám phá qua bài viết này.
MES là gì? Tại sao doanh nghiệp cần cập nhật MES?
Phần mềm MES (Manufacturing Execution System) đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất hiện đại. Là một phần quan trọng của hệ thống thông tin quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất, đóng vai trò là cầu nối giữa hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và hệ thống giám sát điều khiển và thu thập dữ liệu (SCADA) hay hệ thống quản lý quy trình sản xuất.
Trong thời đại Cách Mạng Công Nghiệp 4.0, nhu cầu về sự kết nối và tích hợp trong quản lý sản xuất ngày càng quan trọng. MES không chỉ hỗ trợ giám sát sản xuất mà còn tích hợp quy trình nghiệp vụ và dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất, cải thiện quy trình sản xuất, thích nghi, phát triển và tăng khả năng cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên thị trường.
Phần mềm quản lý sản xuất cho phép bộ phận giám sát có thông tin chi tiết về nhà máy kết cấu phức tạp và báo cáo tiến độ công việc cho quản lý. Cải thiện hiệu quả mô hình quản lý sản xuất thông qua sự xuyên suốt của dữ liệu và giao tiếp qua phần mềm.
Bảng điều khiển trung tâm của phần mềm điều hành sản xuất sẽ hiển thị dữ liệu sản xuất, hỗ trợ cảnh báo tức thời về những vấn đề bất thường giúp bộ phận quản lý sản xuất cập nhật năng lực sản xuất hàng ngày và xử lý sự cố kịp thời. Dữ liệu được hình ảnh hóa trên các màn hình kỹ thuật số, giúp doanh nghiệp theo dõi và kiểm soát hoạt động sản xuất một cách dễ dàng và hiệu quả.
Phần mềm quản lý sản xuất MES (Manufacturing Execution System)
Hệ thống MES có vai trò gì trong hệ thống quản trị doanh nghiệp?
MES là công cụ đóng ghóp vai trò quan trọng trong việc đưa doanh nghiệp vào mô hình Smart factory – nhà máy thông minh. MES liên kết các hệ thống kết nối và tự động hóa như PLC, SCADA, IIoT với hệ thống hoạch định ERP và chiến lược BI.
MES có vai trò gì trong hệ thống quản trị doanh nghiệp
Ứng dụng giải pháp MES cho phép doanh nghiệp nắm bắt thị trường toàn cầu và tăng khả năng cạnh tranh mạnh mẽ hơn bằng cách kiểm soát chất lượng, tuân thủ, đáp ứng yêu cầu giao hàng, và quản lý vòng đời sản phẩm. MES mang đến lợi ích to lớn cho doanh nghiệp từ cải thiện quản lý tổng thể, giảm thời gian gián đoạn sản xuất, đến tối ưu hóa quy trình làm việc và giảm downtime.
Factory MES bao gồm:
- Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
- Quản lý chuỗi cung ứng (SCM)
- Quản lý bán hàng và dịch vụ (SSM)
- Kỹ thuật sản phẩm và quy trình (P&PE)
- Điều khiển
- Hệ thống thực thi sản xuất (MES)
Vì sao Factory MES lại cần thiết cho doanh nghiệp sản xuất?
MES là hệ thống quản lý thực thi sản xuất và đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp sản xuất tối ưu hóa hoạt động và quy trình của mình .
- Tăng sự hài lòng của khách hàng
- Cải thiện sự tuân thủ quy định sản xuất
- Tăng tính nhanh nhẹn
- Thời gian tiếp thị sản phẩm mới tốt hơn
- Cải thiện khả năng hiển thị chuỗi cung ứng
- Giảm thời gian chu kỳ sản xuất
- Loại bỏ các thủ tục giấy tờ
- Giảm thời gian đặt hàng
- Giảm chi phí lao động
- Giảm hàng tồn kho WIP
- Tăng cường hiệu suất sử dụng máy
Các chức năng chính hệ thống MES cung cấp cho doanh nghiệp.
Production Function (Chức năng sản xuất): Các chức năng liên quan đến quản lý sản xuất, bao gồm quản lý Bill of Materials (BOM), thực thi sản xuất, kế hoạch sản xuất, quản lý nhân sự và các hoạt động sản xuất liên quan.
Quality Function (Chức năng chất lượng): Quản lý chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và yêu cầu cụ thể.
Machine Function (Chức năng máy móc): Quản trị bảo trì, đánh giá Overall Equipment Effectiveness (OEE), theo dõi hoạt động máy móc, và thu thập dữ liệu từ các thiết bị sản xuất để đánh giá và cải thiện hiệu suất máy móc.
Các chức năng kết hợp tạo thành hệ thống MES quản lý sản xuất, giúp cải thiện quá trình sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm.
Bao gồm các chức năng chi tiết như:
Quản lý thông tin sản phẩm
MES quản lý các thông tin liên quan đến sản phẩm như hướng dẫn sản xuất, quy chuẩn sản phẩm, sơ đồ cấu thành sản phẩm và các thông số sản phẩm. Quản lý sản phẩm mới và các thay đổi liên quan đến sản phẩm, kể cả thiết kế định tuyến và số bill sản phẩm.
Duy trì tuyến sản xuất
MES duy trì và quản lý quy trình sản xuất của sản phẩm. Cung cấp các routing cho vận hành sản xuất ở cấp độ chi tiết theo yêu cầu và tối ưu hóa quy tắc sản xuất dựa trên phân tích tiến trình và kết quả sản xuất. MES cũng tạo và duy trì các quy tắc sản xuất như làm sạch, khởi động và tắt máy.
Quản lý nguồn lực sản xuất
MES cung cấp hệ thống quản lý tài nguyên sản xuất: nhân công, tài nguyên và định nghĩa tài nguyên thiết bị. Thông báo về tình trạng và khả năng của các tài nguyên, đảm bảo sự sẵn sàng cho các nhiệm vụ sản xuất và đáp ứng theo yêu cầu tiêu chuẩn sản xuất.
Lập kế hoạch sản xuất
MES xây dựng và duy trì kế hoạch sản xuất chi tiết, so sánh kết quả với kế hoạch và quyết định về khả năng đăng ký của tài nguyên. Tạo ra kế hoạch sản xuất chi tiết để giải thích về giới hạn và khả năng sản xuất, sử dụng thông tin từ hoạt động theo dõi sản xuất. Kế hoạch sản xuất có thể được cung cấp theo yêu cầu hoặc định kỳ và có thể tính toán lại dựa trên các dữ liệu thực.
Khởi động thực thi
Hệ thống MES đảm bảo các yếu tố sản xuất được khởi động thực thi vào thời điểm xác định theo kế hoạch sản xuất. Đăng ký các nguồn lực nội bộ cần thiết và xử lý các điều kiện dự tính trong kế hoạch sản xuất chi tiết. Nếu có yếu tố bất thường, MES thực hiện thông báo cho quản lý và nhận thông tin từ giám sát chất lượng sản xuất và quản lý nguồn lực.
Xác nhận thực thi
Hệ thống MES giúp tài nguyên cần thiết được sử dụng đúng phương cách trong quá trình sản xuất. Xác nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn và phát hiện sản phẩm không đạt yêu cầu. MES cũng cung cấp tình hình nguyên liệu máy móc sản xuất và thông báo về các sự kiện bất thường.
Thu thập dữ liệu thời gian thực
MES thu thập, hệ thống và lưu trữ dữ liệu về việc sử dụng thiết bị và thông tin được nhập bởi nhân công. Cung cấp giao diện cho quá trình cơ bản và kiểm soát dây chuyền sản xuất để tập hợp dữ liệu và cung cấp báo cáo cho người vận hành và các bên liên quan.
Theo dõi tiến độ sản xuất theo thời gian thực
Hệ thống MES theo dõi dòng chuyển động của nguyên liệu bằng cách duy trì mô tả những gì đang xảy ra tại mỗi công đoạn tại các thời điểm nhất định. Ghi lại điểm bắt đầu và kết thúc của hành trình, thu thập các cập nhật đối với hàng hóa và thông báo về các sự kiện không mong muốn.
Phân tích và báo cáo kết quả sản xuất
MES tổng hợp các báo cáo về kết quả sản xuất và chi phí, đánh giá giới hạn sản xuất dựa trên khả năng và chất lượng. Tạo ra các bài kiểm tra kết quả, so sánh dây chuyền và dự đoán kết quả sản xuất.
Trong bài viết này, VNB Việt Nam cung cấp thông tin về hệ thống MES và tầm quan trọng của hệ thống này đối với doanh nghiệp. Có thể thấy rằng, việc đầu tư vào MES có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp, từ việc tối ưu hóa năng suất sản xuất cho đến cải thiện chất lượng sản phẩm. Vì vậy VNB Việt Nam kiến nghị các doanh nghiệp hãy xem xét kỹ lưỡng việc áp dụng hệ thống MES vào trong quy trình vận hành của doanh nghiệp để đảm bảo hướng phát triển bền vững và tăng khả năng cạnh tranh trong tương lai.