Quản lý sản xuất hiệu quả với sự tích hợp của PLM, ERP và MES được thực hiện để phát triển cấu trúc phân tích về sản xuất thông minh khoa học hiện đại. Sự kết hợp này giúp nhà sản xuất chia sẻ thông tin chi tiết liên tục trong quá trình vận hành sản xuất, hỗ trợ đưa ra quyết định thông minh với thông tin tổng hợp chi tiết và chính xác hơn. Cùng VNB Việt Nam tìm hiểu chi tiết về sự ảnh hưởng của các nền tảng tới hệ thống sản xuất trong kỷ nguyên iOT, không chỉ giúp tối ưu hóa hoạt động sản xuất mà còn thúc đẩy sự đổi mới và nâng cao hiệu suất toàn diện trong quản lý sản xuất.
Quản lý sản xuất với hệ thống PLM (Quản lý vòng đời sản phẩm)
Phần mềm PLM (Quản lý vòng đời sản phẩm) sẽ chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ quá trình phát triển sản phẩm:
- Giai đoạn bắt đầu ý tưởng, thiết kế đến sản xuất.
- Quản lý thông tin sản phẩm như mặt hàng, hóa đơn nguyên vật liệu (BOM), danh sách nhà sản xuất được phê duyệt (AML) và các tệp liên quan.
Mang lại sự kiểm soát toàn diện đối với hồ sơ sản phẩm, doanh nghiệp có thể theo dõi và truyền đạt các sửa đổi trong thông tin sản phẩm và chuỗi cung ứng thông qua hệ thống PLM.
Hệ thống PLM tích hợp quy trình thay đổi tự động, giúp công ty quản lý có thể sửa đổi sản phẩm ngay lập tức theo nhu cầu. Việc thực hiện yêu cầu và đơn đặt hàng hay thay đổi kỹ thuật thông qua PLM hỗ trợ tổng hợp, đồng bộ và theo dõi dữ liệu sản phẩm tại một điểm trung tâm, tránh tình trạng phân tán thông tin sai lệch giữa các bộ phận khác nhau.
Khi hệ thống PLM cung cấp dữ liệu cho hệ thống ERP, thông tin sản phẩm và dữ liệu doanh nghiệp được kết hợp, tạo ra cơ hội mở rộng hoạt động và cộng tác trong và ngoài giữ các bộ phận khác nhau. Các bộ phận và chức năng khác nhau tương tác trên toàn doanh nghiệp, kiểm soát và quản lý nhiều loại dữ liệu, từ chuỗi cung ứng, dữ liệu khách hàng, đến dữ liệu tài chính, mua sắm, nhân sự và lập kế hoạch, bao gồm cả số liệu và KPI liên quan.
Quản lý sản xuất với hệ thống ERP (Hoạch định nguồn lực và Quản lý doanh nghiệp)
Trong khi hệ thống PLM tập trung vào việc kiểm soát hồ sơ sản phẩm, hệ thống ERP chú trọng vào thông tin tổng quát về dữ liệu, hỗ trợ các quyết định kinh doanh trong toàn bộ doanh nghiệp.
Hệ thống ERP
Dữ liệu trong hệ thống ERP liên quan đến lập kế hoạch, chiến lược liên kết, hoạt động, tuân thủ, và phối hợp trong cả khu vực nhà máy và văn phòng để phục vụ quản lý sản xuất. Dữ liệu ERP có sự liên kết rõ ràng trong các quy trình được sử dụng trong nhiều khía cạnh như sản xuất (lập kế hoạch nguồn lực sản xuất), nguồn nhân lực (HR), tài chính, kế toán, mua hàng, quản lý hàng tồn kho, quản lý đơn đặt hàng, phân phối, lao động, dịch vụ khách hàng và nhiều lĩnh vực khác. Hệ thống ERP có khả năng đưa sản phẩm ra thị trường và nổi trội với khả năng xử lý các vấn đề hậu cần, quản lý kho bãi, và kiểm soát hàng tồn kho.
Ngoài ra, hệ thống ERP cung cấp tổng hợp dữ liệu giao dịch, giúp đánh giá tổng quát tình hình tài chính và hỗ trợ quyết định kinh doanh trong tương lai cho doanh nghiệp. Việc truy xuất nguồn gốc dữ liệu trong ERP liên quan đến lập kế hoạch, chiến lược liên kết, hoạt động, tuân thủ, điều phối ngược dòng,…linh hoạt và chính xác.
Tìm hiểu thêm: Hệ thống ERP nâng cao hiệu suất doanh nghiệp – VNB Việt Nam
Ứng dụng hệ thống ERP
ERP giải quyết các vấn đề và câu hỏi quan trọng liên quan đến chiến lược và hoạt động kinh doanh của tổ chức. Cụ thể:
Mục tiêu tồn tại và chiến lược sản phẩm
Kế hoạch kinh doanh để đạt được mức độ tăng trưởng bền vững
Xếp tầng dữ liệu kỹ thuật từ PLM vào ERP đảm bảo tính liên quan và hiệu quả của các quyết định.
Chuyển đổi chiến lược thành hoạt động trên tất cả các chức năng kinh doanh đảm bảo sự đồng bộ và hiệu suất trong quá trình triển khai.
Đưa ra uyết định chiến lược và ý nghĩa củangược dòng và hạ nguồn
Ngăn ngừa sự cố, bảo vệ lực lượng lao động và đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn quy định.
Hỗ trợ quy trình quản lý thay đổi tích hợp trong quản lý sản xuất bằng cách đưa dữ liệu hệ thống ERP ngược lên PLM
Thông tin từ hệ thống ERP cung cấp cho hệ thống MES dữ liệu sản phẩm tham khảo, nhu cầu sản xuất, lịch trình chính, dữ liệu chủ, BOM, quy trình vận hành tiêu chuẩn, thay đổi đơn hàng, hàng tồn kho, tài nguyên theo kế hoạch và chỉ số hiệu suất mục tiêu để phục vụ quản lý sản xuất hiệu quả và chính xác nhất.
Quản lý sản xuất với hệ thống MES (Điều hành và quản lý sản xuất)
Hệ thống MES mở rộng quản lý toàn bộ các giai đoạn trong quá trình sản xuất, bắt đầu từ việc xử lý đơn đặt hàng của khách hàng. Lập kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu theo yêu cầu (MRP) và bên cạnh đó tạo ra sản phẩm đáng tin cậy, chi phí hiệu quả, phù hợp và đảm bảo chất lượng.
MES tích hợp các thành phần kiểm soát quá trình thống kê (SPC) và kiểm soát chất lượng thống kê (SPQ), mang lại khả năng quản lý sản xuất dự báo và theo dõi trực quan về những công đoạn liên quan đến sản xuất. Hỗ trợ duy trì khả năng sản xuất ổn định, đảm bảo chất lượng cao và tối ưu hóa hiệu suất của nhà máy. Đảm bảo chất lượng và SPC giúp xác định các khu vực có thể cải thiện để tối ưu hóa quy trình và chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp.
Hệ thống MES cung cấp dữ liệu ngược dòng qua ERP đảm bảo tính nhất quán và thông tin chính xác giữa các hệ thống, tạo ra một quy trình liên kết chặt chẽ và tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh.
Quản lý sản xuất hiệu quả trong kỷ nguyên iOT với sự kết hợp PLM, ERP và MES
Tích hợp PLM – ERP – MES có lợi vì chúng giúp quá trình thiết kế sản phẩm hiệu quả hơn bằng cách cấp quyền truy cập vào dữ liệu gần như theo thời gian thực từ môi trường sản xuất. Ngược lại, việc cải thiện hiệu quả thiết kế sản phẩm sẽ giúp tiết kiệm chi phí vì các lỗi và khiếm khuyết tiềm ẩn có nhiều khả năng được phát hiện (và giải quyết) trước khi chúng được đưa vào sản xuất thực tế, nơi mà việc thay đổi công cụ và quy trình rất tốn kém.
Tích hợp PLM – ERP
Hệ thống PLM và ERP đóng vai trò quan trọng trong quản lý và phát triển sản phẩm. Tích hợp cả hai hệ thống mang lại sự đảm bảo tính hiệu quả và đồng bộ trong quá trình sản xuất.
Sự kết hợp giữa PLM và ERP yêu cầu cả hai hệ thống phải chia sẻ thông tin một cách liền mạch, đồng thời đảm bảo rằng dữ liệu luôn được cập nhật mới nhất.
Nếu chỉ sử dụng hệ thống ERP mà không tích hợp PLM, có thể xuất hiện khoảng trống trong quy trình tự động hóa kinh doanh, gây khó khăn trong giám sát, quản lý quy trình và quản lý sản xuất. Việc tích hợp cả hai hệ thống giúp loại bỏ sự không nhất quán đồng thời cải thiện quy trình kinh doanh. Sự chia sẻ thông tin giữa các bộ phận chức năng chéo được tăng cường liền mạch tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác và giải quyết hiệu quả các vấn đề sai xót.
Sự kết hợp của hai hệ thống giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn và thúc đẩy hợp tác phát triển tiến bộ tốt hơn cả bên trong và bên ngoài tổ chức.
Tích hợp MES – ERP
Tích hợp hệ thống MES và ERP giúp chia sẻ dữ liệu giữa khu vực sản xuất và các ứng dụng kinh doanh mang lại hiệu quả mới cho quy trình quản lý sản xuất thông minh. Sự kết hợp này tạo ra khả năng số hóa cho quy trình sản xuất; cải thiện quy trình và chất lượng sản phẩm; quản lý đơn đặt hàng và tài nguyên hàng hóa một cách hiệu quả hơn,..
Việc kết hợp dữ liệu thời gian thực với ERP giúp giảm gián đoạn không cần thiết và tối ưu hóa hiệu suất nhà máy. Bên cạnh đó hệ thống MES cung cấp thông tin chi tiết về máy móc, vận hành, và dữ liệu nguồn gốc để giải quyết những khó khăn chức năng chính trong môi trường sản xuất đa dạng.
Tích hợp ERP – MES – PLM
Việc tích hợp PLM – ERP – MES là một chiến lược quan trọng trong ngành giải pháp doanh nghiệp sản xuất, gồm ba ứng dụng chính là ERP, MES và PLM để hỗ trợ việc quản lý sản xuất hiệu quả.
Bằng cách đảm bảo tính kỹ thuật thống nhất kết nối giữa PLM, MES và ERP, liên kết này tạo điều kiện cho việc chia sẻ thông tin hiệu quả giữa các bộ phận thiết kế, phát triển, nguồn lực và khu vực sản xuất. Giúp cung cấp nguồn dữ liệu toàn diện để hỗ trợ cải thiện chu kỳ phân phối sản phẩm và loại bỏ công việc thủ công lặp lại, hỗ trợ giải quyết vấn đề tiêu chuẩn chất lượng một cách chính xác trước khi phát sinh sự cố cho khách hàng.
Dữ liệu lưu thông qua giữa ba hệ thống PLM-ERP-MES được quản lý tại các giai đoạn khác nhau trong vòng đời sản phẩm được xem như chiến lược tích hợp về quản lý dữ liệu tổng thể (MDM), đặc biệt là quản lý thông tin sản phẩm trong suốt vòng đời sản phẩm và sự hợp tác liên tục trong toàn bộ quy trình để đảm bảo việc quản lý sản xuất chặt chẽ hiệu quả.
Hệ thống PLM tập trung vào các tiêu chí kỹ thuật – Hệ thống ERP xử lý các quyết định chiến lược liên quan đến sản xuất và kinh doanh – Hệ thống MES quản lý hoạt động vận hành sản xuất. Việc tích hợp PLM, ERP và MES được thực hiện nhằm phát triển cấu trúc phân tích hiện đại về quản lý sản xuất tinh gọn đặt nền tảng cho sự tích hợp thông tin và điều khiển hiệu quả trong mô hình nhà máy thông minh. Sự tương tác giữa các hệ thống này giúp tự động hóa quy trình, giảm thiểu sai sót, tăng cường hiệu suất và linh hoạt trong quản lý sản xuất.
Theo dõi Fanpage của chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất: Công Ty TNHH Tự Động Hóa VNB Việt Nam